Ngành công nghiệp trọng điểm được hiểu như thế nào?
Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Theo đó, một ngành được gọi là trọng điểm khi ngành công nghiệp này chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản lượng. Nó cũng được xác định dựa trên chiến lược phát triển của quốc gia, cùng một số yếu tố khác.
Như thế nào là một ngành công nghiệp trọng điểm?
Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm
Dưới đây là một vài đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm:
- Nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia, có nhiệm vụ thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- Chủ yếu là các ngành sản xuất.
- Luôn đi đầu trong việc áp dụng các đổi mới về khoa học – công nghệ để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Tầm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm
Các ngành công nghiệp trọng điểm đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và sự phát triển của nền kinh tế. Các ngành công nghiệp này là động lực để phát triển kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đẩy mạnh tiến bộ công nghệ, mức độ cạnh tranh của nền kinh tế, v.v.
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tầm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm tại một quốc gia trong phần dưới đây nhé:
Thúc đẩy phát triển kinh tế
Các ngành công nghiệp trọng điểm có đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia. Tạo ra nguồn doanh thu bền vững, khuyến khích đầu tư và mở rộng của nền kinh tế.
Tạo ra nhiều công ăn việc làm
Sự phát triển và mở rộng của các ngành công nghiệp trọng điểm góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, và nâng cao mức sống của người lao động.
Đổi mới công nghệ
Các ngành công nghiệp trọng điểm luôn đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất. Qua đó, kích thích việc nghiên cứu, đầu tư, phát triển công nghệ mới.
Thu hút đầu tư
Sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm có thể là động lực để các nhà đầu tư “rót vốn” vào thị trường/quốc gia đó.
Phát triển cơ sở hạ tầng
Khi các ngành công nghiệp trọng điểm phát triển, cơ sở hạ tầng cũng cần được đổi mới và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các ngành này. Chẳng hạn như phát triển mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, v.v.
Kích thích nâng cao chất lượng đào đạo
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp trọng điểm cần có trình độ chuyên môn và tay nghề tốt. Đây là cơ sở để các đơn vị giáo dục tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.
Gia tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế
Các ngành công nghiệp thành công có thể giúp nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của một quốc gia nhờ việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này có thể dẫn đến tăng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và sự công nhận của toàn cầu.
Các ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam
Công nghiệp dệt may
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Ngành Dệt may nước ta nằm trong top 3 quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu cao nhất thế giới (đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ).
Nhờ các lợi thế về nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động, nhu cầu thị trường lớn, v.v mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp dệt may.
Các ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam
Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mức tiêu dùng hàng dệt may chỉ chiếm khoảng 5 – 6% chi tiêu (số liệu năm 2019). Do đó, có thể thấy tiềm năng phát triển ở thị trường nội địa là rất lớn.
Mỗi năm ngành dệt may tạo ra khoảng 2.3 triệu việc làm. Mặc dù vậy, số lượng lao động chất lượng vẫn còn khá hạn chế. Theo đó, lao động phổ thông chiếm 76%, lao động trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17.3% và chỉ có khoảng 6.8% lao động có trình độ cao đẳng/đại học trở lên. Có thể nói đây là một thách thức rất lớn cho ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Công nghiệp năng lượng
Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? Theo đó, ngành công nghiệp năng lượng nước ta có thế mạnh phát triển lâu dài, hiệu quả kinh tế cao, và là động lực thúc đẩy phát triển các ngành khác.
Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Ngành công nghiệp năng lượng được chia thành hai khía cạnh bao gồm:
- Khai thác nguyên nhiên liệu:
- Ngành khai thác thác than đang có xu hướng tăng lên và phục vụ sản xuất điện, và một phần để xuất khẩu. Nơi khai thác chủ yếu tại Quảng Ninh.
- Ngành khai thác dầu khí: Tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.
- Sản xuất điện (thủy điện, nhiệt điện, và một số loại khác): Nước ta có tiềm năng phát triển ngành sản xuất điện rất lớn nhờ cơ sở năng lượng phong phú, nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Sản lượng điện sản xuất ra tăng nhanh và liên tục.
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm được chia thành 3 phân ngành chính bao gồm:
- Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt
- Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm vật nuôi
- Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm thủy, hải sản
Có thể nói, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nước ta có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ cơ sở nguyên liệu phong phú, dồi dào; nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường; nguồn nhân lực đông đảo, giá rẻ.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về các ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích và các góc nhìn đa dạng về các ngành công nghiệp tại nước ta.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
_Sưu tầm_
------------o0o------------
𝐕𝐓𝐄𝐃𝐂𝐎 𝐉𝐎𝐁𝐒
Tuyển dụng & Cung ứng lao động Talent Search & Manpower Outsourcing Service
🌐 http://vtedco.vn
📲 VTEDCO Jobs (available on iOS & Android)
☎️ 1900 5858 33
📩 contact@vtedco.vn
Zalo chat: 070 5500 948 / 089 6685 833 / 076 8008 548
Zalo OA: Tuyển dụng VTEDCO Jobs
Youtube channel: https://bit.ly/3BDFrPA
📬 Trụ sở chính: MG02-12A thuộc TTTM Vincom Lê Thánh Tông, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
🚩 Chi nhánh 1: Đường Lê Lợi, Khu 4, P. Quảng Yên, TX. Quảng Yên, T. Quảng Ninh, Việt Nam
🚩 Chi nhánh 2: Khu trung tâm KĐT Tây Hồ Tây, Đ. Trục Tây Thăng Long, P. Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam
🚩 Chi nhánh 3: Bàu Bàng, P. 13, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
— Tin tức —
VTEDCO
– Website tuyển dụng trực tuyến