Chiến lược quản lý nhân sự có chức năng quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển của mọi doanh nghiệp. Vậy cụ thể chiến lược nhân sự là gì và có mục đích ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp!

chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp5 chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Chiến lược quản lý nhân sự là gì?

Chúng ta có thể hiểu, chiến lược quản lý nhân sự là những kế hoạch được đề ra với mục đích sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Để quản lý nhân sự hiệu quả, đội ngũ nhân sự phải đóng vai trò quan trọng như một đối tác chiến lược khi các chính sách của công ty được tạo ra và thực hiện.

Bên cạnh đó, chiến lược nhân sự chính là hệ thống nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là sự liên kết của giữa nhân lực với mục tiêu chiến lược của tổ chức. Góp phần cải thiện quá trình kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp.Từ đó, tạo ra sự đổi mới và đáp ứng xu thế của xã hội.

Thông thường, chiến lược quản trị nhân lực sẽ bao gồm các hoạt động như: 

  • Xác định nhu cầu nhân lực trong tương lai
  • Tuyển dụng, bố trí sắp xếp công việc
  • Thực hiện đề xuất, chính sách đãi ngộ
  • Đánh giá kết quả hiệu suất lao động
  • Xây dựng chương trình đào tạo, phát triển khả năng, kiến thức, kinh nghiệm cho nhân sự…

Mục đích của chiến lược quản lý nhân sự

Xây dựng chiến lược quản lý nhân sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển với doanh nghiệp. Bởi chiến lược nhân sự có những mục đích chính như sau:

  • Chiến lược nhân sự sẽ góp phần đánh giá hoạt động làm việc, phát triển khả năng cho người lao động và tạo môi trường văn hóa trong doanh nghiệp.
  • Xây dựng được một lực lượng lao động có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
  • Giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tiềm năng của các nhân sự, tổ chức, phòng ban, đội nhóm, từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh.
  • Xây dựng một chiến lược quản lý nhân sự là khâu then chốt. Nó có khả năng giúp cho doanh nghiệp tạo ra được sự linh hoạt, ưu thế để cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển. Trên thực tế, khi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang loay hoay với hướng kinh doanh mang lại lợi nhuận thì chiến lược nguồn nhân lực là thực sự cần thiết.

5 chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả

Tiếp đến, chúng ta hãy tìm hiểu về 5 chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả dành cho các doanh nghiệp hiện nay nhé.

Đánh giá năng lực nhân sự

chiến lược quản lý nhân sự thực tếMục đích của chiến lược quản lý nhân sự

Đầu tiên, đánh giá năng lực nhân sự sẽ cho phép nhà quản lý nắm được hiện trạng đội ngũ nhân sự của mình như thế nào. Đo lường hiệu quả theo cách mà đội ngũ nhân sự đang hoạt động để giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng nên thực hiện kiểm tra, đánh giá kỹ năng, năng lực của mỗi nhân viên. Rà soát khả năng phát triển của từng người sẽ giúp bạn biết được thế mạnh của nhân viên ở từng lĩnh vực nhất định.Ví dụ như, nhân viên A giỏi về mảng nào hay nhân viên B cần cải thiện ở những điểm nào.

Hơn thế, đánh giá nhân sự cũng giúp bạn xác định các nhân viên có nguyện vọng hay tỏ ra hứng thú được đào tạo về lĩnh vực nào đó trong tổ chức.

Phân tích năng lực nhân sự theo mục tiêu

Đánh giá về năng lực nhân sự của bạn sẽ giúp bạn nhận ra các rào cản hiện tại. Từ đó, đề xuất thực hiện kế hoạch hành động để tận dụng các cơ hội và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa. Chiến lược nhân sự sẽ phân tích số lượng nhân viên cũng như các kỹ năng cần thiết để phục vụ nhu cầu của công ty.

Ước tính nhu cầu nhân sự trong tương lai

Sau bước phân tích kỹ năng và đóng góp của nhân viên để hoàn thành mục tiêu thì đã đến lúc nhà quản lý nên dự báo nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp.

Dự báo các yêu cầu nhân sự trong tương lai của công ty bạn cũng xác định những điều sau:

  • Công việc mới và vai trò cần thiết để đảm bảo tương lai của công ty.
  • Kỹ năng được yêu cầu bởi các nhân viên hiện tại để đảm nhận trách nhiệm của các công việc và vai trò mới.
  • Liệu nhân viên và thực hành nhân sự hiện tại có thể đáp ứng sự phát triển của công ty hay không.

Thực hiện chiến lược quản lý nguồn nhân lực

Tiếp đến bạn nên bắt đầu quá trình mở rộng đội ngũ nhân viên và phát triển nguồn nhân lực hiện tại để trang bị cho sự phát triển trong tương lai. Bạn có thể đạt được việc thực hiện chiến lược quản lý nguồn nhân lực bằng cách thực hiện như sau:

Chiến lược quản lý nhân sự là gìChiến lược quản lý nhân sự là gì?

  • Bắt đầu với giai đoạn tuyển dụng: Ở bước này, nhà quản trị nhân sự bắt đầu tìm kiếm các ứng viên sở hữu kỹ năng đã được xác định trong quá trình hoạch định chiến lược nhân sự.
  • Tổ chức quá trình chọn lọc: Phỏng vấn và đánh giá các tiêu chí lựa chọn khác. Các bài kiểm tra và liên quan sẽ được sử dụng để đánh giá xem ứng viên có phù hợp để thực hiện vai trò đó hay không.
  • Tuyển dụng ứng viên: Công ty của bạn sẽ đưa cho ứng viên một lời mời làm việc sau khi tất cả các kiểm tra thích hợp đã được thực hiện.
  • Onboarding và đào tạo: Nhân viên nội trú là một yếu tố quyết định liệu một nhân viên có còn ở lại với một công ty hay không. Một quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như huấn luyện toàn diện phải được đưa ra để tăng khả năng giữ chân nhân viên.

Tổng hợp kết quả và đánh giá

Cuối cùng, không thể bỏ qua bước tổng hợp kết quả và đánh giá. Nhà quản lý nên quyết định thời gian để thực hiện đánh giá chiến lược quản lý nhân sự. Đánh giá này sẽ giúp nhà quản lý có thể theo dõi quá trình thực hiện và cũng xác định các bước nên cải thiện.

Việc tổng hợp và đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp dự trù được khả năng hoàn thành mục tiêu cũng như kịp thời nhận ra được những thiếu sót để điều chỉnh, giúp doanh nghiệp mau chóng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra từ trước. 

Kết luận

Tóm lại, để tạo ra chiến lược quản lý nhân lực trong công ty, mỗi một doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu thật kỹ và chọn lọc những tiêu chí xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với thực tế doanh nghiệp của mình. Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức thực tế và bổ ích. 

_Sưu tầm_

— Tin tức —
VTEDCO
– Website tuyển dụng trực tuyến

Bài đọc liên quan

11.231 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 07 năm 2024

11.231 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 07 năm 2024

Đề xuất Nhật Bản mở thêm 2 ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam

Đề xuất Nhật Bản mở thêm 2 ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam

Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho lao động nước ngoài

Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho lao động nước ngoài

1900.5858.33